Chuyển Đổi Số SMEs – Sáng Tạo Tiên Phong Cho Các Doanh Nghiệp Mong Muốn Đổi Mới 

Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số SMEs đang trở thành xu hướng toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp nếu muốn đổi mới và phát triển hơn trên thị trường kinh tế thì không thể không thực hiện chuyển đổi số.

Nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ chuyển đổi số là gì và phải bắt đầu từ đâu? Và vì sao cần chuyển đổi số? Những trở ngại mà họ phải đối mặt là gì? Cách khắc phục thế nào? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp tiên phong tiếp cận đổi mới có cái nhìn bao quát và cụ thể hơn về chuyển đổi số SMEs.

Vì sao doanh nghiệp tiên phong đổi mới cần thực hiện chiến lược chuyển đổi số?

Chuyển đổi số hay còn gọi là Digital Transformation là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số với các ứng dụng công nghệ mới như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),…

Nói cách khác chuyển đổi số là tích hợp các giải pháp số vào cốt lõi của một tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan…) để thay đổi sâu sắc cách hoạt động của tổ chức đó bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng tốt hơn và văn hóa tổ chức hiện đại.

Theo nghiên cứu mới nhất, trong 5 đến 10 năm tới, dự kiến sẽ có khoảng 60% doanh nghiệp bị đào thải nếu không chuyển đổi số. Vậy nên, nếu các doanh nghiệp không muốn bị loại khỏi cuộc đua của thời đại 4.0 thì hãy nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số.

(Hình 3A: Chuyển đổi số chính là chìa khóa tất yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ khả năng tối ưu chi phí hoạt động, cải thiện trải nghiệm cho khách hàng và tạo nên những mô hình kinh doanh đột phá. 

Khó khăn của doanh nghiệp tiên phong đổi mới khi chuyển đổi số

Để thực hiện chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần có sự cải tiến và đổi mới cũng như linh hoạt thích nghi với thời đại mới. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số như:

Hiểu sai về chuyển đổi số

Khó khăn đầu tiên mà các doanh nghiệp tiên phong trong việc chuyển đổi số gặp phải là chưa tìm hiểu kỹ cũng như không có kiến thức chuyên sâu về các phương thức chuyển đổi số nên không thể đưa ra kế hoạch cụ thể và phụ hợp cho mình. Đó là lý do khiến quá trình thực hiện chuyển đổi số gặp khó khăn.

Vấn đề vốn đầu tư

Một trong những vấn đề gây trở ngại cho doanh nghiệp là nguồn vốn. 99% doanh nghiệp tiên phong đổi mới thường nghĩ chuyển đổi số là thị trường của những tổ chức lớn. Và họ sẽ ưu tiên đầu tư vào các hình thức đổi mới theo hướng “tiết kiệm” hơn thay vì tốn chi phí, nhân lực cho việc chuyển đổi số.

Vội vàng

Việc đổi mới sẽ không mang đến hiệu quả ngay lập tức và điều đó đã phần nào tác động đến các doanh nghiệp khiến họ chần chừ, lưỡng lự khi bước vào quá trình chuyển đổi số. Bởi chuyển đổi số có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp thường có tâm lý lo ngại, sợ không đạt được hiệu quả cao khi áp dụng.

Nguồn nhân lực và trình độ kỹ thuật

Một số doanh nghiệp tiên phong đổi mới còn hạn chế về mặt kiến thức, về trình độ kỹ thuật để thực hiện chuyển đổi số. Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Điều này cũng gây không ít trở ngại cho các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số.

Giải pháp khắc phục khó khăn trong chuyển đổi số cho doanh nghiệp tiên phong

Các cách khắc phục cho các vấn đề xảy ra trong quá trình chuyển đổi số hiện nay cực kỳ đa dạng và phong phú. Để giúp các doanh nghiệp tiên phong đổi mới, Viện ISB (trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) đã kết hợp với ATS triển khai chương trình đào tạo “Trải Nghiệm Thực Tế Hệ Thống Quản Trị Doanh Nghiệp”.

Doanh nghiệp sẽ được đồng hành cùng các chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam nhằm hiểu rõ hơn về chuyển đổi số cũng như giải pháp khắc phục khi gặp phải những vấn đề khó khăn trong quá trình thực hiện.

  • Các chuyên gia sẽ phân tích và hướng dẫn sử dụng hệ thống quản trị hiện đại để hạn chế các vấn đề cơ bản thường gặp trong công tác quản trị và điều hành.
  • Thiết kế các buổi trải nghiệm thực tế hệ thống quản trị tổng thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tương tác và thực hành trực tiếp trên môi trường hoạt động của ERP.
  • Hỗ trợ định hình lại cấu trúc tổ chức, thiết lập COA, phân tích và chuẩn hóa quy trình, tổ chức lại hệ thống cơ sở dữ liệu để đảm bảo công tác triển khai ERP thành công.
  • Giúp doanh nghiệp loại bỏ rủi ro đầu tư vì chọn sai giải pháp công nghệ

(Hình 3B: Công ty Hưng Trí triển khai và vận hành thành công dự án SAP ERP hợp tác cùng công ty ATS)

>>> Đăng kí tham gia với các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp để có phương hướng đầu tư đúng, giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí đầu tư.

 

Chia sẻ:
Scroll to Top